Thứ Năm, 30 tháng 5, 2013

Nhập khẩu nguyên liệu gỗ giảm

Trao đổi với TBKTSG Online hôm 20-5, ông Huỳnh Quang Thanh, Tổng giám đốc Công ty Đồ gỗ Hiệp Long, Chủ tịch Hiệp hội Chế biến gỗ Bình Dương, cho biết do tình hình kinh tế khó khăn, thông thường các doanh nghiệp xuất khẩu gỗ thường nhập nguyên liệu đủ cho sản xuất trong vòng 1 năm, nay nhiều doanh nghiệp chuyển sang nhập khẩu theo từng quí hoặc từng lô nguyên liệu nhỏ để thực hiện theo từng đơn hàng riêng, nên số lượng nhập khẩu gỗ của các doanh nghiệp giảm.

“Ngoài ra, tình hình xuất khẩu gỗ trong hơn 4 tháng đầu năm cũng không mấy khả quan, nên lượng nhập khẩu nguyên liệu cũng có dấu hiệu chững lại”, ông Thanh nói.


 Gỗ beech (gỗ dả gai) nhập khẩu

Nhiều doanh nghiệp không vay được vốn ở ngân hàng, nếu vay được cũng phải chịu mức lãi suất cao, nên doanh nghiệp buộc phải điều chỉnh số lượng nguyên liệu nhập khẩu nhằm tránh thâm dụng vốn để không phải trả lãi suất cao trong bối cảnh kinh doanh khó khăn hiện tại cũng là nguyên nhân chính làm lượng nhập khẩu gỗ nguyên liệu giảm.

Theo ông Thanh,  tính từ đầu năm đến nay, nhiều doanh nghiệp trong hội đã giảm hơn 50% lượng nguyên liệu gỗ nhập khẩu so với cùng kỳ năm ngoái.

Thực tế, theo Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam (Vietforest), do tình hình kinh doanh xuất khẩu khó khăn, nguyên liệu gỗ nhập khẩu của toàn ngành cũng đã giảm trong những năm gần đây. Cụ thể, nguyên liệu nhập khẩu chế biến cho ngành gỗ trong giai đoạn 2005-2010, cả nước phải nhập đến 80-90%, nhưng năm 2012 con số này đã giảm xuống chỉ còn 66%.

Giám đốc một công ty gỗ xuất khẩu ở TPHCM cũng cho biết, chỉ riêng chi phí lãi vay để nhập khẩu nguyên liệu gỗ trong năm 2012 đã chiếm hơn 30% chi phí sản xuất của công ty. “Rút kinh nghiệm từ những năm trước, sau khi tính toán kỹ nhu cầu và số lượng nguyên liệu gỗ cần thiết, từ đầu năm đến nay công ty chỉ nhập khẩu đủ sản xuất cho quí 1-2013”, vị giám đốc nói trên cho hay. "Thay đổi cách nhập khẩu nguyên liệu, công ty đã giải quyết được áp lực lãi vay và giúp quay vòng vốn nhanh trong sản xuất".

theo sài gòn giải phóng,


Thứ Ba, 21 tháng 5, 2013

Gỗ beech (Gỗ dẻ gai) nhập khẩu từ Châu âu



 Với uy tín lâu năm trên thị trường gỗ, chúng tôi tự hào là nhà phân phối độc quyền sản phẩm gỗ Beech (gỗ dẻ gai) nhập khẩu từ Châu Âu của nhà cung cấp Abalon. Hàng tháng, sản lượng của chúng tôi có thể lên đến hàng trăm công-ten-nơ, với tiêu chuẩn và kích thước đa dạng, đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng. 



 Gỗ beech (Gỗ dẻ gai) xẻ sấy nhập khẩu từ Châu âu


PHÂN HẠNG VÀ KÍCH THƯỚC TIÊU CHUẨN GỖ BEECH CHÂU ÂU
Gỗ Beech nhập khẩu Loại Superior:
Loại Superior là hạng gỗ tốt nhất – lý tưởng khi sử dụng cho những sản phẩm chất lượng cao, mang lại những kích thước dài tối đa có thể. Điển hình, loại Superior thường được dùng cho những khối chạm khắc lớn, sản phẩm ván sàn dài và cũng đương nhiên được dùng cho đồ gỗ và những tấm bảng lớn cần thanh gỗ dài.

Độ dày tiêu chuẩn: 26 (23,8) mm; 32 (29.5) mm; 38 (36) mm; 52 (48.5) mm  
Chiều rộng: từ 150mm trở lên
Chiều dài: 2m; 2,25m; 2,45m; 2,75m; 3,05m; 4,15 (3,85m)

Gỗ Beech nhập khẩu Loại Superior 1 Face:  
Loại Superior 1 Face là một phân hạng đặc biệt cho những ứng dụng chỉ cần 1 mặt gỗ đẹp: Ở mặt trước, những tấm gỗ hoàn toàn phù hợp với loại Superior thông thường, nhưng ở mặt sau sẽ có vài khiếm khuyết như tâm gỗ, đốt gỗ … Vì vậy, loại Superior 1 Face rất phù hợp về phương diện tài chính cho những sản phẩm lót sàn, bậc cầu thang, những chi tiết đồ gỗ chỉ cần một mặt gỗ đẹp.

Độ dày tiêu chuẩn: 26 (23,8) mm; 32 (29.5) mm; 38 (36) mm; 52 (48.5) mm  
Chiều rộng: từ 150mm trở lên
Chiều dài: 2m; 2,25m; 2,45m; 2,75m; 3,05m; 4,15 (3,85m)

Gỗ Beech nhập khẩu Loại Cabinet:
Loại Cabinet là phân hạng thích hợp cho những ứng dụng vẫn yêu cầu phần lớn thanh gỗ dài, nhưng người sử dụng vẫn có thể tận dụng được những thanh gỗ ngắn hơn hoặc ở mức trung bình sau khi gọt bỏ những khiếm khuyết. Ứng dụng điển hình cho loại Cabinet là đồ gỗ và những bảng hiệu có dán góc.

Độ dày tiêu chuẩn: 26 (23,8) mm; 32 (29.5) mm; 38 (36) mm; 52 (48.5) mm  
Chiều rộng: từ 100mm trở lên
Chiều dài: 2m; 2,25m; 2,45m; 2,75m; 3,05m; 4,15 (3,85m)

Gỗ Beech nhập khẩu Loại Custom Shop
Loại Custom Shop là phân hạng rất kinh tế cho những ứng dụng đòi hỏi những độ dài hoàn thiện ở tầm trung bình hoặc ngắn hơn (ví dụ như chi tiết đồ gỗ, những bảng hiệu được ghép răng cưa, …), hoặc dùng cho những ứng dụng mộc mạc, dân dã chấp nhận những khiếm khuyết, đặc biệt là mắt gỗ, trên thành phẩm.  

Độ dày tiêu chuẩn: 26 (23,8) mm; 32 (29.5) mm; 38 (36) mm; 52 (48.5) mm  
Chiều rộng: từ 100mm trở lên
Chiều dài: 2m; 2,25m; 2,45m; 2,75m; 3,05m; 4,15 (3,85m)

Gỗ Beech nhập khẩu Loại Superior Colour:  
Loại Superior Colour là phân hạng hàng đầu cho những ứng dụng cho phép (hoặc ưa thích) phần tâm gỗ sậm màu. Loại Superior Colour hoàn toàn tương đương với loại Superior, nhưng với loại Superior Colour thì tâm gỗ sậm màu không bị coi là khiếm khuyết. Những ứng dụng điển hình: những đường chỉ chạm khắc, đồ gỗ, sản phẩm lót sàn …

Độ dày tiêu chuẩn: 26 (23,8) mm; 32 (29.5) mm; 38 (36) mm; 52 (48.5) mm  
Chiều rộng: từ 150mm trở lên
Chiều dài: 2m; 2,25m; 2,45m; 2,75m; 3,05m; 4,15 (3,85m)

Gỗ Beech nhập khẩu Loại Colour:
Loại Colour bao gồm những thanh gỗ loại Cabinet và Custom Shop với tâm gỗ sậm màu – và tâm gỗ không được coi là khiếm khuyết  ở loại này. Những ứng dụng điển hình của loại Colour và những sản phẩm bên trong (như sườn để lót nệm, hay những sản phẩm có kiểu cách mộc mạc, dân dã cho phép nhìn thấy tâm gỗ và mắt gỗ ở một giới hạn nhất định.

 Độ dày tiêu chuẩn: 26 (23,8) mm; 32 (29.5) mm; 38 (36) mm; 52 (48.5) mm  
Chiều rộng: từ 100mm trở lên
Chiều dài: 2m; 2,25m; 2,45m; 2,75m; 3,05m; 4,15 (3,85m)

Ngoài ra, chúng tôi còn có những phân loại gỗ beech theo yêu cầu của khách hàng!
Hiện nay, theo nhu cầu của khách hàng, chúng tôi có cung cấp một loại đặc biệt XXL cho những khách hàng thích những tấm ván rộng, chưa bào mặt: loại XXL – rough, rộng từ 300mm trở lên.   

Lãi suất hạ, doanh nghiệp chế biến gỗ vẫn thờ ơ

Trong hơn tuần qua, mặc dù nhiều ngân hàng công bố hạ lãi suất cho vay xuống mức bình quân 13%/năm, song các doanh nghiệp (DN) vẫn hết sức thờ ơ với động thái này.

Lãi suất vẫn cao hơn sức chịu đựng
Ông Đặng Quốc Hùng- Giám đốc Công ty Chế biến mỹ nghệ Kim Bôi cũng thừa nhận không dám mở rộng sản xuất. Một mặt muốn vay vốn đầu tư dài hạn cũng không được, mặt khác giá cả đầu vào tăng cao, thị trường đầu ra lại khó khăn.

“Giờ không có đơn hàng thì rầu, nhưng có đơn hàng thì càng rầu hơn, vì không biết giá nguyên, nhiên liệu đầu vào thế nào nên nếu đã ký đơn hàng dài hạn rồi mà giá nguyên, nhiên liệu đầu vào mà tăng 10% trở lên thì sẽ lỗ, chịu không nổi”- ông Hùng nói.

Ông Hùng cũng cho biết rất là ít các DN trong ngành chế biến gỗ mở rộng đầu tư lúc này, nếu không muốn nói là không có vì tín hiệu thị trường chưa sáng sủa lắm; trong khi DN chưa trả được nợ cũ hoặc làm ăn lỗ lã thì gần như không thể vay nợ mới.

Với tư cách Phó Chủ tịch Hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ TPHCM, ông Hùng cho rằng mặc dù đã giảm xuống còn 12-14%/năm, nhưng mức lãi suất này vẫn cao hơn sức chịu đựng của các DN.


Lãi suất hạ, DN vẫn thờ ơ
Lãi suất hạ, DN vẫn thờ ơ.    

Ông Trương Đình Hòe nói. “Giờ này, DN thu hẹp sản xuất không hết, sức đâu mà đầu tư. Dù lãi suất giảm thế chứ giảm nữa thì DN cũng chưa thể vay để đầu tư”- Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến - xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (Vasep).

Theo ông Hòe, cũng vì thị trường kém nên lâu nay các DN thu hẹp sản xuất và không cần đến vốn đầu tư dài hạn. Nếu DN nào cần vốn thì chỉ là một ít vốn lưu động, và khi lãi suất xuống thấp thì có thể họ tính đến việc vay ngắn hạn để khởi động lại việc phát triển thị trường chứ không phải để đầu tư dài hạn.

Cũng theo ông Hòe, đối với nhiều DN chế biến xuất khẩu thủy sản ít nhất phải hết năm nay họ mới có thể rục rịch kế hoạch tái khởi động đầu tư nếu thị trường thuận lợi. 

Ông Hòe cho rằng ngoài vốn và thị trường, các DN chế biến xuất khẩu thủy sản còn phụ thuộc rất nhiều vào các hộ chăn nuôi cung cấp nguyên liệu. Trong khi đó, do gặp nhiều khó khăn nên lâu nay đã dẹp bớt việc nuôi và treo ao. “Giờ đây, muốn tái khởi động, các DN chế biến xuất khẩu phải trông chờ vào các hộ nuôi và cả hai đều phải nhìn nhau để khởi động”- ông Hòe nói.

Ông Phạm Xuân Hồng-Phó Chủ tịch Hội Dệt may và Thêu đan TPHCM cho rằng ngoại trừ một số rất ít DN trong ngành dệt may vay để mở rộng đầu tư, và đó cũng là trường hợp đặc biệt, rơi vào DN nhà nước. Còn lại, hầu hết DN ngành này hiện đều không nghĩ đến chuyện vay để đầu tư vì đầu ra không có, chi phí tăng cao nên chắc chắn lỗ, nếu lãi vay vốn để sản xuất thì càng lỗ. 


theo báo tiền phong

Nhà đẹp với nội thất mộc mạc, thanh lịch cùng pallet gỗ

Sử dụng vật liệu tái chế là một cách dễ dàng để giảm tác động xấu đến môi trường. Cũng chính vì vậy mà đồ nội thất pallet gỗ vẫn tiếp tục trở thành xu hướng ngày càng phổ biến. Pallet gỗ lý tưởng cho các dự án tự làm đồ gỗ tại nhà vì tiết kiệm nhiều chi phí, mang đến cảm giác mộc mạc, đầy cá tính.


Có rất nhiều cách để mang chất liệu gỗ pallet vào không gian sống của bạn, từ những món đồ nhỏ cho đến các vật dụng lớn hơn: 


 
Hình 2

Hình 5
Hình 7

Hình 2 + 5 +7: Bạn có thể tạo ra một chiếc bàn nước đơn giản bằng cách thêm bánh xe bên dưới của hai pallet xếp chồng lên nhau. 
 
 
Hình 4 

Hình 4: Các pallet gắn chặt vào nhau có thể tạo ra một tấm ván giường mộc mạc với chi phí thấp. Nhưng trên hết, chiếc giường kiểu này đem lại không khí phóng khoáng, đầy thư giãn.

Hình 1 + 3: Liên kết các pallet với nhau, cùng những chiếc gối nệm bọc vải cotton để tạo ra chiếc ghế sofa giản đơn nhưng không kém phần thoải mái.

Hình 1

Hình 3

Hình 6: Hãy sơn đồ gỗ pallet bằng bất cứ màu sắc nào phù hợp với căn phòng của bạn. Và sau đó, bạn đừng quên hoàn thiện sản phẩm bằng lớp sơn PU.


 
Hình 6

Bạn cũng có thể tận dụng gỗ phế liệu hoặc mua những miếng gỗ giá rẻ thay vì các tấm pallet (thường được xử lý bằng hóa chất bảo quản, có thể ảnh hưởng đến sức khỏe).

Nên lắp ghép các pallet một cách vuông vắn tự nhiên theo kiểu dáng đơn giản và cần nhấn mạnh yếu tố nhịp điệu của các thanh gỗ

theo đep online

Thứ Hai, 20 tháng 5, 2013

Gỗ rừng trồng, sửa đổi thuế suất xuất khẩu còn 5%

Ngày 6/5/2013, Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 56/2013/TT-BTC  sửa đổi thuế suất thuế xuất khẩu đối với mặt hàng than gỗ rừng trồng thuộc nhóm 44.02 trong biểu thuế xuất khẩu.
 
 
Gỗ rừng trồng, sửa đổi thuế suất xuất khẩu còn 5%
 
Theo đó, mặt hàng than gỗ rừng trồng được xếp chung vào mã 44.02.90.90 trong biểu thuế xuất khẩu theo Danh mục mặt hàng chịu thuế quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư số 193/2012/TT-BTC ngày 15/11/2012 của Bộ Tài chính ban hành Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi theo danh mục mặt hàng chịu thuế có thuế suất xuất khẩu là 10% sẽ giảm xuống còn 5% theo Thông tư này. Những mặt hàng khác có mã số 4402.90.90,  thuế suất xuất khẩu không thay đổi ( 5%).
 
Để được áp dụng mức thuế suất 5% theo Thông tư này thì Mặt hàng than gỗ rừng trồng thuộc mã số 4402.90.90 phải đáp ứng các tiêu chí kỹ thuật sau:
- Ngoại quan Đen bóng láng, không nứt nẻ
- Độ cứng Cứng, rắn chắc
- Hàm lượng tro ≤ 3%
- Hàm lượng carbon cố định (C)-là carbon nguyên tố, không mùi, không khói khi tiếp lửa. ≥ 70%
- Nhiệt lượng ≥ 7000Kcal/kg
- Hàm lượng lưu huỳnh ≤ 0,2%
- Độ bốc ≥ 4%
- Thông tư có hiệu lực kể từ ngày 20/6/2013.


                                                         N.H.Phúc (Chi cục KTSTQ)

Nguồn gỗ nguyên liệu trên thế giới bị thu hẹp nhiều

 
 Hiện nay, nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm đồ gỗ trên thế giới ngày càng tăng, yêu cầu về chất lượng, mẫu mã cũng như nguồn gốc gỗ nguyên liệu cao hơn trong khi nguồn cung gỗ nguyên liệu để chế biến xuất khẩu trên thế giới ngày càng bị thu hẹp. Nếu không có những chính sách phù hợp từ bản thân các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu và sự hỗ trợ tích cực từ phía Nhà nước và các tổ chức tín dụng thì trong những năm tới dự báo Việt Nam sẽ vẫn chưa thể đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng của thế giới.
 
 
 
Trong những tháng đầu năm nay, tuy Việt Nam vẫn đang phải đối mặt với khó khăn từ những thị trường nhập khẩu nhưng xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ vẫn có mức tăng trưởng khả quan so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó có sự đóng góp quan trọng từ thị trường Mỹ và một số nước thuộc khu vực châu Á. 
 
Trong những năm qua, Mỹ luôn giữ vững là thị trường xuất khẩu chủ lực của Việt Nam và sẽ tiếp tục duy trì vị trí này trong năm 2013 với đơn hàng dự báo tăng khoảng 18% so với năm ngoái. Với đà tăng trưởng trên cộng với nhu cầu tiêu thụ nhóm hàng này tại châu Á được dự báo sẽ tiếp tục tăng mạnh trong thời gian tới, dự kiến tổng kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của cả nước năm nay có thể đạt khoảng 5,5 tỷ USD.
 

 
theo thông tin thương mại Việt nam